1, Cho vay tiêu dùng là gì?
Trước tiên, xét về cơ sở để tiến hành cho vay tiêu dùng ta căn cứ trên 2 giác độ:
– Trên giác độ người tiêu dùng, nhu cầu vay tiêu dùng càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền càng được mở rộng (nhà cửa, phương tiện đi lại, nội thất hay nhu cầu du lịch). Đồng thời, người tiêu dùng có thu nhập ổn định để trả nợ ngân hàng. Khi mức thu nhập đạt tới mức khá hoặc cao, người tiêu dùng có xu hướng muốn nâng cao mức sống của mình (tiêu dùng các mặt hàng tốt chất lượng cao, ăn ngon, mặc đẹp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi, hiện đại) hay là tăng khả năng được đào tạo bản thân để giúp mình có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc với mức thu nhập cao hơn hiện tại.
a, Đối tượng vay vốn
Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

Tham khảo thêm những bài viết tương tự khác:
+ phân tích swot của vinamilk
+ khái niệm nguồn nhân lực
+ luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
b. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
– Mục đích sử dụng vốn vay.
– Người sử dụng vốn vay là “người như thế nào”: có kinh nghiệm hoặc có biết sử dụng vốn vay hay không?
– Số tiền cần vay, đồng cần vay.
– Nguồn trả nợ, đồng trả nợ.
– Phương thức đảm bảo tiền vay.
Nếu khách hàng thuộc đối tượng được phép vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, biện pháp bảo đảm nợ vay phù hợp với quy chế tín dụng và quy chế đảm bảo tiền vay, người phụ trách bộ phận tín dụng sẽ giao cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn.
c. Hồ sơ vay vốn
– Đơn xin vay.
– Hồ sơ về tư cách khách hàng: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu….
– Các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: nghề nhiệp, thu nhập…
– Giải trình về phương án sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ.
– Các hồ sơ về tài sản đảm bảo.
* Đối với các khách hàng đã có quan hệ vay vốn, hồ sơ gồm có:
– Đơn xin vay.
– Giải trình về phương án sử dụng tiền vay.
– Cập nhật thông tin về tư cách khách hàng, tình hình tài chính.
– Các hồ sơ về tài sản đảm bảo bổ sung.
Ngoài các hồ sơ bắt buộc nói trên, đối với mỗi khách hàng cụ thể thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng bổ sung thêm các hồ sơ khác để đảm bảo có được thông tin đầy đủ, toàn diện:
– Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo để khách hàng hiểu được nội dung các loại hồ sơ phải lập nhưng không được phép lập hồ sơ thay khách hàng.
– Khi nhận được hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và chân thực của hồ sơ. Nếu xét thấy khách hàng không có đủ khả năng vay vốn thì phải trả lại hồ sơ và thông báo cho khách hàng biết.
d. Trình tự tín dụng
– Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dịch vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng.
– Phân tích tín dụng: Cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin có liên quan đến hoạt động của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phân tích, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng, đề xuất các biện pháp áp dụng cho khách hàng. Sau đó, cán bộ phòng quản lý tín dụng phải tái thẩm định và cho ý kiến đề xuất đối với khoản vay.
– Xét duyệt: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng tín dụng xét duyệt khoản vay của khách hàng, đối với trường hợp cần có ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng hội sở thì phải thông qua để xin ý kiến.
– Giải ngân cho khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo các điều kiện hội sở đưa ra cho khách hàng và bổ sung đầy đủ các hồ sơ để cho giải ngân.
– Theo dõi và thu hồi nợ vay:
+ Theo dõi diễn biến hoạt động của khách hàng để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
+ Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khai thác cơ hội kinh doanh mới với khách hàng.
+ Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
+ Thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi nợ vay của khách hàng.