Thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm là một tình trạng bệnh lý của hệ xương khớp khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều giai đoạn khác nhau trong cuộc đời mỗi người. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến bạn mất di sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, trị dứt điểm căn bệnh này là điều ai cũng mong muốn.

Thoái hóa cột sống cổ và cách chữa trị
Bệnh thoái hóa cột sống cổ uống thuốc gì
Đính kèm 1398
Thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm được biết đến là căn bệnh của tuổi già, tuy nhiên do chế độ sinh hoạt, làm việc, vận động mà giới trẻ ngày nay cũng dễ mắc phải. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ giảm khả năng vận động kèm theo đó là những cơn đau. Dưới đây chuyên mục sẽ chia sẻ một số phương pháp trị dứt điểm thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống. Bất cứ đoạn cột sống lưng nào cũng có thể mắc thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất là thắt lưng và cổ.

Một số triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm thường gặp
Thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm không biểu hiện trực tiếp ra bên ngoài với các tình trạng như ốm, sốt, sút cân,… nên khi có cảm giác đau nhức người bệnh mới có thể biết và chữa trị. Tùy từng vị trí đau người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau.

Khi mắc thoái hóa cột sống cơ thể người bệnh luôn bồn chồn không yên, chân tay động đậy trong khi ngủ.

Cơn đau có thể đến bất ngờ, đau âm ỉ kéo dài liên tục, đau từng cơn. Cơn đau có tính chất cơ học, đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Bệnh này gây đau dây thần kinh liên sườn, đau tăng khi vận động, hoạt động bình thường như xoay người, nằm nghiêng, ho cũng đau. Theo thời gian tình trạng bệnh nặng dần, người bệnh sẽ thấy đau vùng cột sống lưng sau đó có cảm giác tê dần dần mất cảm giác từng vùng ở mông lan dần xuống chân, bàn chân. Nếu kéo dài không chữa trị kịp thời bệnh tăng nặng người bệnh có thể sẽ bị liệt.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Khi mắc bệnh này, người bệnh có biểu hiện đau ở vùng cổ sau đó lan dần đau vai gáy. Cơn đau kéo dài gây tê, mất cảm giác các vùng bàn tay, cổ tay, bàn chân… trường hợp bệnh nặng có thể gây mất khả năng hoạt động.

Đau nhức tại vùng bị thoát vị đĩa đệm: Tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện những cơn đau nhức, cơn đau sẽ chạy theo dây thần kinh lan sang cánh tay, mông và chân khiến người bệnh phải chịu những cơn đau đớn liên tục.

Đau khi thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết cơ thể người mắc thoái hoái cột sống thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy trước tiên bởi những cơn đau sẽ kéo đến, đau nhức khắp các khớp xương, tay chân bủn rủn, mỏi dã rời.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm. Nếu để ý, quan tâm cơ thể hơn sẽ nhìn thấy nguyên nhân luôn xuất hiện bên cạnh chúng ta trong cuộc sống làm việc sinh hoạt hàng ngày.

Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng khó khả năng mắc thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên những người ở độ tuổi từ 30-60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Vì khi tuổi ngày một cao, cơ thể dần lão hóa, đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô. Dần dần vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa khiến bên trong nhân nhầy sẽ bị phình ra dẫn đến đĩa đệm ngày càng suy yếu, đồng thời sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong có thể sẽ bị vỡ ra dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

Dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh gây thay đổi cấu trúc xương dẫn đến vẹo xương, gù. Làm giảm chức năng của cột sống.

Chấn thương cột sống: Sau chấn thương, lao động làm việc quá sức, nâng,vác, nhấc, khiêng vật nặng ở tư thế không phù hợp khiến xương phải chịu một lức lớn dần dần sẽ dẫn đến thoái hóa.

Cơ thể có trọng lượng tăng quá mức: Cân nặng tăng nhanh, quá mức sẽ làm tăng sức nặng cho cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.