1, Tắc mạch máu chân là gì?

– Bệnh tắc mạch chân là tình trạng hẹp/tắc lòng động mạch chậu, đùi, khoeo, cẳng và bàn chân do vữa xơ động mạch hoặc viêm nội mạc động mạch, làm giảm dòng máu nuôi phần chi phía dưới vị trí tổn thương.

– Trường hợp dễ mắc bệnh tắc mạch máu chân ở những người: hút thuốc lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…

– Bệnh tắc mạch máu chân rất thường bị nhầm lẫn với bệnh xương khớp, đau thần kinh toại của người già. Vì vậy, nhiều bệnh nhân cũng đã bị chẩn đoán nhầm như vậy mà không nghĩ đến bệnh tắc mạch máu chân, đến khi phát hiện được thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

2, Dấu hiệu nhận biết

Thứ 1: Đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi, hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được thậm chí là lúc nghỉ ngơi.

Thứ 2: Da chân tái và lạnh; loét và hoại tử các ngón chân, có thể cả bàn chân, kèm theo cảm giác đau liên tục, thuốc giảm đau không có tác dụng.

Những dấu hiệu đơn giản thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh về xương khớp của người già. Do vậy việc điều trị bệnh thường được bắt đầu ở giai đoạn muộn nên khó khăn hơn rất nhiều.


3, Làm thế nào để chẩn đoán đúng bệnh?


– Nếu thấy chân xuất hiện triệu chứng như đã mô tả ở trên, bệnh nhân cần đến khám chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất.

– Cách chẩn đoán giản nhất và chính xác nhất là bác sĩ kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót.

– Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến tắc mạch máu chân.

– Biện pháp siêu âm mạch máu có thể giúp bệnh nhân biết rõ động mạch bị hẹp tắc ở vị trí nào và mức độ như thế nào, đồng thời có thể biết được mức độ thiếu máu ở chân ra sao nhờ đo chênh lệch huyết áp giữa cổ chân và cánh tay.

– Chụp cắt lớp hệ động mạch chủ ở toàn bộ chân dưới giúp xác định chẩn đoán phương pháp chẩn đoán chính xác nhất

4, Các phương pháp điều trị:


– Hai phương pháp điều trị tắc nghẽn mạch máu chân: Can thiệp mạch bằng ống thông và phẫu thuật làm cầu nối động mạch.

– So sánh 2 phương pháp: Phương pháp can thiệp mạch có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật, ngày càng được bệnh nhân chấp nhận nhiều hơn, có thể thực hiện được cho phần lớn bệnh nhân, kể cả các trường hợp bị tổn thương mạch nhỏ ở cẳng chân và bàn chân.

Phương pháp can thiệp động mạch chậu – chi dưới qua da bằng ống thông:


– Dụng cụ can thiệp: các dây dẫn, ống thông gắn bóng và stent, được đưa đến vị trí tổn thương qua một lỗ chọc kim ở động mạch đùi.

– Tác dụng: Khi lòng mạch được mở thông, các triệu chứng đau, mỏi chân khi đi bộ và đau khi nghỉ do thiếu máu sẽ giảm nhanh chóng và hết hẳn, vết loét và hoại tử có cơ hội liền sẹo nhanh. Tuy nhiên phần hoại tử nặng không thể hồi phục được bắt buộc phải cắt bỏ.

– Có thể gây biến chứng từ nhẹ đến nặng: Phản ứng cản quang các mức độ khác nhau. Chảy máu vị trí chọc kim, phồng giả động mạch, bóc tách thành động mạch, tắc mạch cấp tính…

Những điều cần chú ý sau đặt stent động mạch chậu – chi dưới


– Vị trí chọc động mạch được băng ép chặt, người bệnh cần nằm tại giường 6 – 8 giờ.

– Sau 12 giờ người bệnh có thể ngồi dậy và đi lại nhẹ nhàng.

– Thực hiện phương pháp này không có nghĩa là bệnh đã khỏi hẳn. Động mạch có thể hẹp/tắc trở lại, hoặc phát sinh tổn thương mới.

– Bệnh nhân điều trị bằng việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị, nhằm hạn chế tái hẹp động mạch.

– Điều trị các yếu tố nguy cơ kèm theo như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…

Duy trì chế độ sinh hoạt điều độ: bỏ thuốc lá và các chất kích thích, kiêng mỡ và phủ tạng động vật, hoạt động thể lực tăng dần theo khả năng.

Xem thêm:
{Giải đáp} Tắc mạch máu ở tay là gì? Cách điều trị” TRIỆT ĐỂ” hiện nay

Chủ đề cùng chuyên mục: