Khi trẻ được khoảng 9 – 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể bò hay thậm chí là leo trèo quanh phòng một cách khá thành thạo. Tới tròn 1 tuổi, trẻ đã có thể đứng vững và bắt đầu biết đi. Trẻ lúc này đã sử dụng các đồ vật trong gia đình như các dụng cụ có ích đối với mình, ví dụ như trẻ có thể dùng 1 cây gậy trong nhà để hất hoặc đẩy một quả bóng, hay dùng 1 chiếc thìa để chơi đuổi bắt với những miếng cà rốt trong đĩa thức ăn của trẻ. Trẻ cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới những đồ chơi mầm non có tính tương tác. Khi chơi đùa với trẻ, bố mẹ cù lét cho trẻ cười, trẻ sẽ cù ngược lại bố mẹ. Và khi bố mẹ nghe điện thoại, rồi đưa chiếc điện thoại đó vào tai trẻ, trẻ sẽ biết và bắt đầu bập bẹ nói theoTrí tuệ, kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ lúc này cũng rất phát triển.


Lúc này, khi trẻ muốn lấy đồ chơi ra khỏi một cái hộp, trẻ sẽ biết dùng tay mở nắp của cái hộp ra chứ không chỉ chốc ngược lại giống như trước nữa. Và vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu hiểu được ngôn ngữ và đã nhận ra tên của các đồ vật quen thuộc trong nhà. Dù là vẫn còn bò hay đã biết đi thành thạo, trẻ vẫn có thể tự do di chuyển và lúc này, trẻ tò mò hơn bao giờ hết. Trẻ sẽ luôn muốn di chuyển, lao vào và chụp lấy những đồ vật mà bố mẹ cố ý để xa tầm với của trẻ. Bên cạnh đó, những trẻ ở độ tuổi này luôn muốn bỏ mọi thứ vào trong miệng mình nên bố mẹ cần kiểm tra cẩn thận và mua đồ chơi phù hợp với trẻ ở giai đoạn này.
Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

Mẹ ngồi trên sàn nhà, bé ngồi trong lòng mẹ. Hai mẹ con cùng nhìn về gương lớn trước mặt (gương nên đặt sát mặt sàn là tốt nhất). Mẹ chạm vào đầu, tai, mắt, mũi và cằm của bé, chạm đến bộ phận nào nói rõ tên bộ phận ấy, ví dụ: “Đây là đầu của… (tên bé) này”, “Đây là mũi của… (tên bé) này”… Nếu kết hợp được việc chạm tay với bài hát có nhắc tên các bộ phận trên cơ thể bé thì càng tốt. Bạn có thể tham khảo bài hát “Ô sao bé không lắc?”, “Năm giác quan” để bé chơi trò chơi này thêm hứng thú nhé.

Bắt chước động tác

đồ chơi mầm non này rèn luyện cho bé khả năng mô phỏng động tác của người khác và khám phá thêm các khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Khi mới chơi lần đầu, bạn làm mẫu trước với những động tác đơn giản như mỉm cười, lè lưỡi, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia, phồng má, lắc đầu, gật đầu… Sau khi thực hiện xong động tác, bạn khuyến khích, cổ vũ bé làm theo. Khi bé lặp lại được động tác, bạn vỗ tay hoan hô và khen khích lệ tinh thần bé. Trong khi chơi trò này, bạn phải giữ thái độ thoải mái, vui vẻ để tạo không khí hứng thú tham gia trò chơi cho bé. 

Sau khi bé thực hiện được một số động tác riêng lẻ, bạn có thể “làm mới” trò chơi bằng cách thực hiện liên tục các động tác này với tốc độ càng ngày càng nhanh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy.

Những nào là đồ chơi phù hợp cho trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi ?

  • Đồ chơi đẩy : Những đồ chơi mầm non dạng này sẽ giúp ích rất nhiều đặc biệt là trong giai đoạn trẻ tập đi. Bố mẹ có thể chọn mua đồ chơi có khối lượng hơi nặng một tí, để trẻ có thể vịn vào đó thật vững và bắt đầu đi dạo vài vòng quanh phòng khách, ví dụ những đồ chơi như những chiếc xe đẩy bằng gỗ, xe tập đi,…Hầu hết những trẻ ở độ tuổi này còn quá nhỏ để chơi đồ chơi kéo. Chơi xe đẩy sẽ tốt hơn cho bố mẹ trong việc giám sát sự an toàn của trẻ mới biết đi, bố mẹ có thể đứng phía sau và nhìn conhttpstập đẩy xe về phía trước, khi xảy ra những tình huống bất ngờ, bố mẹ sẽ phản ứng nhanh và kịp thời hơn. Những kỹ năng di chuyển mới là những kinh nghiệm lí thú đối với trẻ. Trong những tháng tiếp theo, bên cạnh việc biết đi, trẻ của bố mẹ có thể được trải nghiệm với những đồ chơi phối hợp kéo đẩy rất hấp dẫn


Nguồn tham khảo:
https://thietbimamnonhavu.com/danh-m...m-non-mau-giao
http://sieuthidochoimamnon.com/ban-n...n-nha-tre.html
http://sieuthidochoimamnon.com/categ...hoi-ngoai-troi

Chủ đề cùng chuyên mục: