1,2 Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp

Yếu tố cân nặng

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ tăng huyết áp hơn những người bình thường. Do đó, việc duy trì cân nặng ổn định giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp..

Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Tuổi càng cao càng nhiều thay đổi về mặt giải phẫu của mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp. Thông thường, triệu chứng bệnh tăng huyết áp do tuổi cao thường khó xác định.

Hút thuốc

Một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp là hút thuốc lá. Hút thuốc lá làm hẹp mạch máu, giảm lượng oxy trong cơ thể, khiến tim phải bơm máu mạnh hơn. Gây tăng huyết áp.

Ăn nhiều chất béo

Chế độ ăn uống và lối sống có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp. Dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa rất nguy hiểm đối với cơ thể.

Ăn mặn

Ăn nhiều muối liên quan tới tăng huyết áp. Muối làm tăng hấp thu nước vào máu, gây tăng huyết áp. Do đó, người bị tăng huyết áp cần giảm lượng muối ăn và đồ nướng là rất quan trọng.

1,3 Triệu chứng của tăng huyết áp cấp độ 2

Đau đầu

Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp ở bệnh tăng huyết áp. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp đều gặp những cơn đau đầu liên tục.

Hồi hộp


Giảm cung cấp oxy là khiến tim tăng cường hoạt động, cùng với tăng huyết áp sẽ gây ra hồi hộp, tim đập nhanh là do tim hoạt động bất thường.

Hoa mắt, chóng mặt

Người bị tăng huyết áp thường cảm thấy chóng mặt. Triệu chứng đầu tiên là choáng và mất thăng bằng. Ở cấp độ sau có thể gây chóng mặt.
Bạn nên xem: Đề phòng 7 triệu chứng nguy hiểm của bệnh xơ vữa mạch
Buồn nôn, ói mửa

Một trong những triệu chứng của bệnh tăng huyết áp là buồn nôn, ói mửa kèm theo đau đầu. Mức độ triệu chứng xảy ra ở mỗi bệnh nhân không giống nhau.

2, Tăng huyết áp có mấy cấp độ, tăng huyết áp cấp độ 2 là gì?

Người ta thường căn cứ vào mức độ tổn thương các cơ quan đích để chia các cấp độ của bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường được chia ra thành 3 cấp độ. Cụ thể:

Cấp độ I: Không có biểu hiện tổn thương các nội tạng.

Cấp độ II: Có ít nhất một trong các biểu hiện tổn thương sau đây: Phì đại thất trái (XQ-ÐTÐ-Siêu âm); hẹp một phần hoặc toàn bộ các động mạch vành; protein niệu vi thể, Protein niệu và/hoặc tăng nhẹ Creatinin huyết tương (1,2-2,0mg/dl); mảng vữa xơ động mạch tại động mạch chủ hoặc động mạch cảnh, động mạch chậu hoặc động mạch đùi, phát hiện bằng siêu âm hoặc XQ.

Cấp độ III: Có đủ các biểu hiện chủ quan và khách quan do tổn thương nội tạng, bao gồm:

3, Bệnh tăng huyết áp cấp độ 2 có chữa khỏi không?

Tăng huyết áp cấp độ 2 có nguy hiểm tuy nhiên có thể chữa trị và kiểm soát được ở ngưỡng an toàn, ổn định khi người bệnh kết hợp điều trị đồng thời bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện tốt.

Bệnh tăng huyết áp cấp độ 2 không thể chữa trị khỏi hoàn toàn được, có nghĩa là người bệnh phải dùng thuốc điều trị lâu dài thậm chí là suốt cuộc đời và luôn phải thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh đề phòng bệnh tái phát.

Vậy là bạn Bình Minh đã có câu trả lời cho câu hỏi tăng huyết áp cấp độ 2 là gì, có chữa khỏi không? nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi.

Nguồn: http://chuabenhbangthaoduoc.com.vn/

Chủ đề cùng chuyên mục: