Một số doanh nghiệp BĐS đã tiến hành ký bảo lãnh với cam kết bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Ảnh: Quang Định
Theo ông Phan Ngọc Hòa, phó tổng giám đốc VPBank, lang sen viet nam dù được một số doanh nghiệp liên hệ và đề nghị ký cam kết bảo lãnh nhưng VPBank cũng xem xét rất kỹ lưỡng chứ không phải doanh nghiệp nào đề nghị cũng được ký bảo lãnh.

Ông Hòa cho biết: “Tiêu chí quan trọng nhất khi ngân hàng đồng ý chọn bảo lãnh cho một dự án là năng lực tài chính và năng lực triển khai dự án của chủ đầu tư. Thực tế cho thấy, không ít chủ đầu tư dù có năng lực tài chính nhưng việc triển khai dự án và quản lý dự án lại không đạt hiệu quả. Việc bảo lãnh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua nhà và ngân hàng phải đứng ra bảo đảm rủi ro này, do đó quá trình thẩm định sẽ rất gắt gao”.

Về những lo ngại sẽ gặp khó khăn khi doanh nghiệp buộc phải ký bảo lãnh với ngân hàng, theo ông Phạm Linh - Phó TGĐ Ngân hàng Việt Á, khi ngân hàng đã chấp nhận tài trợ cho chủ đầu tư phát triển dự án thì việc phát hành chứng thư bảo lãnh không phải là điều quá khó khăn.

“Ngân hàng đã đồng ý cho chủ đầu tư vay, mức phí bảo lãnh cũng vừa phải. Mặt khác, việc chủ đầu tư phải nộp tiền mặt tương ứng với số tiền đầu tư dự án cũng không xảy ra vì trên nguyên tắc ngân hàng có thể dựa trên nguồn thu mà ngân hàng đảm bảo được. Đặc biệt các ngân hàng đã là người cho vay phát triển dự án thì họ đâu phải sợ vì đã biết nguồn thu dự án từ đâu, bán hàng thế nào” - ông Linh phân tích.

Tuy vậy, ông Linh cũng cho rằng, quy định trên dù sao cũng khiến chủ du an lang sen viet nam gặp khó khăn hơn do ngân hàng bảo lãnh chắc chắn sẽ quản lý chặt dòng tiền, nếu không linh động được nguồn tiền thì chủ đầu dự án cũng khó có thể hoàn thành dự án đúng hạn.

“Ngân hàng đứng ra bảo lãnh dự án bao giờ cũng muốn dự án sẽ hoàn tất, mua bán được và không có tranh chấp, do đó, một khi đã tài trợ dự án nào thì ngân hàng sẽ quản lý chặt lắm. Chủ đầu tư lo lắng không phải không có lý vì ngân hàng sẽ theo dõi sát dòng tiền hơn, đồng thời chủ đầu tư cũng bị phát sinh thêm phí.

Còn về phía người mua, có thể giá nhà sẽ nhích nhẹ khi quy định này được áp dụng nhưng không đáng kể, bù lại họ được đảm bảo, tránh những tranh chấp phiền toái sau này”, ông Linh cho biết thêm.

Trong khi đó, theo một vị giám đốc của một ngân hàng khác, thì quy định này áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra hai vấn đề: một là ngân hàng giữ tiền hoặc tài sản của chủ đầu tư; hai là ngân hàng đang cho vay dự án sẽ đứng ra bảo lãnh cho người mua, khi người mua nộp tiền vào dự án thì ngân hàng thu nợ của chủ đầu tư, như vậy mới đảm bảo không có rủi ro nữa.

“Khi tiến hành bảo lãnh chắc chắn thủ tục sẽ rắc rối hơn bởi trước đây chỉ có chủ đầu tư du an lang sen với người mua thống nhất với nhau thì nay phải thông qua đơn vị trung gian là ngân hàng. Do vậy, có nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ lách qua hướng chưa vội ký hợp đồng mua bán mà chỉ ký hợp đồng góp vốn, hoặc hợp đồng thiện chí giữ chỗ, tức người mua đưa ra một số tiền, đến khi chính thức nhận bàn giao căn hộ mới ký hợp đồng mua bán. Nói chung là sẽ chơi chữ để lách quy định”, vị lãnh đạo này phân tích.