Hiện giá thịt lợn hơi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng rất cao, đang ở mức gần 100 ngàn đồng/kg, gây sức ép rất lớn tới người tiêu dùng.

Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Hội nghị đề xuất các giải pháp bình ổn giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh với UBND các huyện, TP, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Quản lý thị trường, Ban Quản lý chợ Đà Lạt, Đức Trọng, các Siêu thị Big C, Co.opmart, Vinmart để nắm bắt, trao đổi thông tin, tâm tư của doanh nghiệp, các địa phương để tìm giải pháp đề xuất với UBND tỉnh nhằm bình ổn giá thịt lợn trong thời gian tới.

Bà Hà Thị Mai Hương, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thuỷ sản tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Qua đợt dịch tả lợn Châu Phi, Lâm Đồng tiêu hủy hơn 70 ngàn con trên tổng đàn 404 ngàn con (thời điểm chưa xảy ra dịch), tiêu hủy 17%, trong đó có 11 ngàn con lợn nái. Thiệt hại không quá lớn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng người bị thiệt hại hầu hết là các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, nuôi theo hộ gia đình.

Tuy nhiên, do thiếu hụt nguồn cung ở các tỉnh khác, nguồn heo Lâm Đồng chuyển đi gây nên thiếu hụt trong tỉnh. Ngày 5/5/2020, tỉnh Lâm Đồng công bố hết dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh. Muốn giảm giá cần tăng đàn, tái đàn. Tuy nhiên tái đàn hiện nay rất khó khăn do dịch vẫn tái phát ở các địa phương khác khiến người chăn nuôi lo lắng, thức ăn chăn nuôi tăng 10%, phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nên chi phí chăn nuôi tăng cao. Dịch làm chết 30% đàn lợn nái gây thiếu hụt nguồn lợn giống. Hiện đang khôi phục đàn lợn nái, 50% có khả năng sinh sản, còn lại là hậu bị chưa sinh sản nên nguồn lợn giống khan hiếm. Sở NN-PTNT Lâm Đồng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất lợn giống để cung ứng cho thị trường. Tuy nhiên, phải đến cuối năm, đàn lợn nái Lâm Đồng mới đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của địa phương. Tag: phầm mềm tính diện tích nhà kính

Ông Trần Đức Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết: “Trong đợt dịch tả lợn Châu Phi vừa qua, huyện Di Linh phải tiêu hủy hơn 6 ngàn con lợn, trọng lượng thịt lợn bị tiêu huỷ gần 417 ngàn kg, chiếm 20% tổng đàn. Huyện đang tích cực tái đàn nhưng nguồn vốn trong dân hạn chế, con giống khan hiếm nên tình hình tái đàn khá chậm. Hiện mới có 10 hộ tái đàn 200 con, rất chậm. Trên địa bàn toàn huyện hiện còn 6 trang trại, 1 ngàn hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ với 16.773 con, quy mô giảm rất nhiều. Giá heo hơi 94 ngàn đồng/kg, móc hàm 140 ngàn đồng/kg, tăng giá ở khâu lưu thông chỉ khoảng 6%. Hiện nay, người nông dân rất cần nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước để đẩy nhanh tái đàn”.

Đại diện UBND huyện Lâm Hà cho biết: “Huyện Lâm Hà chiếm ¼ sản lượng heo toàn tỉnh, khoảng 110 ngàn con/năm. Tổng đàn giảm còn 84 ngàn con, chủ yếu ở các trang trại chăn nuôi gia công cho CP, 60% trang trại chăn nuôi heo ở Lâm Hà liên kết với CP nhằm hạ giá thành, bình ổn giá thịt heo móc hàm xuất ra gần 100 ngàn đồng/kg.

Hiện, Công ty đang đề nghị tăng lên 110 ngàn đồng/kg và huyện đang đề nghị Công ty giữ nguyên giá. Hiện trên địa bàn huyện tiêu thụ 1 ngày 35 con lợn, sắp tới tăng lên 45 con. Các trang trại liên kết với CP đều được cung cấp nguồn lợn giống. Tuy nhiên, các trang trại, hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ không tiếp cận được nguồn lợn giống nên Lâm Hà đề xuất lãnh đạo tỉnh quan tâm và đề xuất với các công ty trên địa bàn tỉnh cung cấp thêm nguồn con giống để các trang trại, hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ có nguồn con giống để tái đàn trong thời gian tới. Tag: ky thuat nuoi tom the

Đại diện Siêu thị Vinmart cho biết: Vinmart đã nhập khẩu heo đông lạnh bán trong hệ thống Vinmart, Vinmart+, khách hàng dần làm quen và bắt đầu sử dụng thịt mát nên doanh nghiệp xác định sẽ tăng cường nhập heo đông lạnh. Vinmart tiếp tục mở các cửa hàng Vinmart+ tại các khu dân cư tại Đà Lạt và Đức Trọng, cung cấp hàng hóa đạt chuẩn cho khách hàng trong đó có thịt lợn. Đại diện Vinmart đề xuất nên có các xe đông lạnh lưu động bán thịt lợn tại các địa phương, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa tiếp cận được với khách hàng địa phương.

Đại diện Ban Quản lý Chợ Đà Lạt, đơn vị quản lý lò giết mổ tập trung cho biết: Đà Lạt có 10 lò giết mổ lớn nhỏ, bình quân 25 - 30 tấn thịt/ngày, lễ, tết 35 tấn/ngày. Người tiêu dùng quen dùng thịt nóng nhưng lợn hơi rất hiếm, phải nhập từ các tỉnh xung quanh với giá rất cao. Tại Đà Lạt, chủ yếu là lợn nhập từ các tỉnh lân cận, 85% là thu mua, chỉ có 15% lợn địa phương. Cũng trong dịp dịch không có khách du lịch nên bớt tăng giá, nếu đông khách du lịch là khan hiếm lợn. Hiện giá lợn giống đang ở mức rất cao 3,5 triệu đồng/con (giá trước kia là 2 triệu đồng/cặp) mà rất khó mua được. Khả năng tăng đàn là vô cùng khó.

Các siêu thị trên địa bàn tỉnh đều cho biết, doanh nghiệp cũng cố gắng tham gia bình ổn giá thịt lợn đồng hành với người tiêu dùng. Đại diện Siêu thị Big C cho biết: Big C thực hiện nhiều đợt khuyến mãi bán giá không lợi nhuận cho khách hàng. Từ ngày 24/4/2020, Siêu thị Big C nhập thịt lợn từ Ba Lan và Canada và tiêu thụ trên 6 tấn thịt/ngày. Giá thịt lợn nhập thấp hơn 30% so với thịt lợn nội địa, giá khoảng 120 ngàn đồng/kg, khách hàng bắt đầu làm quen với thịt mát.

Co.opMart cũng cho biết, doanh nghiệp cũng gặp khó trong khâu nhập thịt lợn. Các doanh nghiệp lớn như CP, Vissan có nguồn thịt lợn an toàn, có chứng nhận thì giá rất cao. Co.opMart cũng đang cung cấp thịt lợn với giá giảm lợi nhuận để giảm bớt chi tiêu cho người nội trợ . Doanh nghiệp nhập thịt lợn từ Châu Âu, tăng cường thêm thịt gia cầm, thủy hải sản để người tiêu dùng tăng sự lựa chọn. Tag: nuôi tôm thẻ

Ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công thương Lâm Đồng đánh giá, tái đàn là mấu chốt của vấn đề để tăng nguồn cung, giảm giá thịt lợn trong giai đoạn hiện nay. Quan trọng nhất là có nguồn giống đầy đủ để cung cấp cho nông dân, các trang trại. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng găm hàng, tìm kiếm giải pháp để các trang trại cung cấp nguồn lợn đầy đủ cho lò mổ địa phương. Sở đề nghị các siêu thị mở rộng điểm bán thịt lợn đông lạnh tới các địa phương, tỉnh sẽ hỗ trợ để doanh nghiệp cung ứng thịt lợn rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

Bùi Hằng ( Báo Nông Nghiệp Việt Nam )

Chủ đề cùng chuyên mục: