Có thể bạn đã biết rằng vật lý trị liệu điều trị cơn đau và giúp bạn phục hồi một số chức năng vận động. Tuy nhiên, các phương pháp vật lý trị liệu còn có một số công dụng đáng ngạc nhiên hơn. Hãy cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Đôi khi bạn có thể thấy từ “vật lý trị liệu”, nhưng đôi khi bạn lại thấy từ “phục hồi chức năng”. Bạn có nghĩ rằng chúng tương tự nhau không? Đã bao giờ bạn tự hỏi giữa chúng có mối quan hệ nào không?

Thực tế là cả hai có cùng một ý nghĩa, chúng cùng nhắc đến một chuyên khoa.

Bạn không cần phải có toa từ bác sĩ khi muốn tập vật lý trị liệu
Bạn không cần phải có sự cho phép từ bác sĩ để tham gia vào một chương trình vật lý trị liệu. Đôi lúc, khi được khám sau một tai nạn hay chấn thương, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu nếu vấn đề của bạn không cần đến phẫu thuật. Nhưng nếu không có lời khuyên của bác sĩ, bạn vẫn có thể tự quyết định tham gia tập vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu có hai hình thức chính
Vật lý trị liệu không chỉ có nghĩa là các bài tập. Vật lý trị liệu tại nhà bao gồm nhiều loại và được phân thành hai dạng chính: dạng bị động và dạng chủ động.

Vật lý trị liệu thụ động là hình thức vật lý trị liệu không yêu cầu bạn phải vận động quá nhiều. Các phương pháp bao gồm sử dụng liệu pháp nhiệt hoặc lạnh, massage, sử dụng sóng âm, nắn và xoa bóp các khớp hoặc kích thích điện…

Vật lý trị liệu chủ động là hình thức vật lý trị liệu bao gồm những bài tập cụ thể buộc bạn phải vận động. Những bài tập này chủ yếu tập trung vào những động tác kéo dãn và tăng cường sức mạnh cơ bắp, thường những bài tập này chỉ ở mức nhẹ nhàng. Kéo dài và tăng cường các bài tập giúp bạn có cơ bắp khỏe mạnh hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng bị tổn thương. Những bài tập nhẹ nhàng này giúp thúc đẩy dòng chảy của máu để thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Các bài tập có thể được thực hiện tại nhà hoặc trung tâm y tế dưới sự hỗ sợ của các nhân viên y tế.

Vật lý trị liệu có thể bao gồm cả việc giảng dạy kiến thức
Có thể bạn nghĩ rằng vật lý trị liệu chỉ bao gồm các bài tập hoặc hoạt động thể chất hoặc các hoạt động tương tự vậy. Tuy nhiên, thực tế, vật lý trị liệu thường bao gồm cả phần giáo dục và đào tạo việc ngăn ngừa chấn thương; hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nạng và xe lăn hoặc hướng dẫn bạn cách hoàn thành các hoạt động hàng ngày. Bạn có thể hỏi rõ hơn về điều này khi trao đổi với những nhân viên vật lý trị liệu, họ sẽ dựa vào tình hình của bạn để đưa ra những hướng dẫn thích hợp.

Vật lý trị liệu có thể có ích trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Chăm sóc vết thương: vật lý trị liệu có thể giúp thúc đẩy nguồn cung cấp máu, đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh;
  • Chăm sóc bệnh nhân ung thư: vật lý trị liệu có thể giúp bạn nếu căn bệnh ung thư hoặc những phương pháp điều trị ung thư làm hạn chế những chức năng hoạt động hằng ngày của bạn;
  • Hồi phục sau phẫu thuật cột sống: sau khi phẫu thuật cột sống, vật lý trị liệu có thể được áp dụng để giúp bạn hồi phục nhanh hơn, giữ vững sự ổn định của cột sống, lấy lại sức mạnh, và giảm đau;
  • Các vấn đề cơ xương: đau ở cơ bắp, gân, dây chằng, khớp, xương;
  • Đột quỵ;
  • Chấn thương não.


Một số trường hợp không nên áp dụng vật lý trị liệu
Mặc dù vật lý trị liệu có hiệu quả, an toàn và được coi là phương pháp điều trị không phẫu thuật đầu tiên để giảm đau, nhưng không phải tất cả mọi người có thể thu được hiệu quả từ phương pháp này. Bạn không nên tập vật lý trị liệu trong một số trường hợp:

Bạn đang mang thai và liệu pháp xoa bóp, kéo nắn có thể ảnh hưởng đến vùng bụng;
Bất kỳ bệnh nào khác có chống chỉ định vật lý trị liệu. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ vật lý trị liệu trước khi quyết định tham gia tập phương pháp này;
Bạn gãy xương hoặc có khối u. Khi đó, vật lý trị liệu ở một số bộ phận của cơ thể có thể ảnh hưởng đến tiến trình lành các xương bị gãy và làm cho các khối u trở nên tồi tệ hơn.
Các nhân viên vật lý trị liệu sẽ là người lên chương trình cho bạn

Ai là người thiết kế chương trình vật lý trị liệu của riêng bạn? Ai sẽ thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu thụ động cùng với bạn? Ai sẽ giúp bạn thực hiện các bài tập một cách chính xác? Đó chính là kỹ thuật viên vật lý trị liệu của bạn.

Các nhân viên điều trị sẽ trao đổi với bạn về các triệu chứng, những hạn chế và nhu cầu của bạn. Sau đó, họ sẽ lên chương trình điều trị cho bạn. Kế hoạch của bạn có thể bao gồm cả vật lý trị liệu chủ động và thụ động. Vật lý trị liệu sẽ giúp bạn giảm đau, sưng và phục hồi khả năng vận động.

Bạn có thể đã nghe qua điều trị bằng vật lý trị liệu. Tuy nhiên, bạn có thể không biết rằng vật lý trị liệu có nhiều thứ làm bạn ngạc nhiên.

Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng kết hợp với phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương) mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, bao gồm: hội chứng thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau cổ, thoái hóa cột sống, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật, phục hồi chức năng chung cho bệnh nhân đột quỵ, đau vai, đau tay,..

Bạn nên tham khảo với bác sĩ xương khớp hoặc các chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để biết rõ hơn về vật lý trị liệu từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm vậy lý trị liệu phục hồi chức năng tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn