1 bath = vnd - Ngày 18/6, tại TPHCM, Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 120, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững ĐBSCL đã đạt được một số kết quả quan trọng, một số cơ chế chính sách đã được rà soát, bổ sung; quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được khẩn trương xây dựng.



1 bath = vnd - Phong cách đầu tư Donal trump đem đến sự hoàn hảo trong đầu tư

Tăng trưởng GDP của vùng ĐBSCL đạt mức ấn tượng là 7,8% cao nhất trong 4 năm trở lại đây (bình quân cả nước là 7,1%). Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng lần đầu tiên đạt 15,7 tỷ USD. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong nông nghiệp. An sinh xã hội được quan tâm, việc làm được cải thiện, sinh kế của người dân từng bước được chuyển đổi theo hướng bền vững. Hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư, xây dựng, tăng cường kết nối liên vùng, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, các cụm tuyến dân cư vượt lũ. Đầu tư của Nhà nước và xã hội cho phát triển vùng tăng mạnh.

Hoàn thiện cơ chế chính sách, triển khai kết nối liên vùng

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong 2 năm qua, hệ thống cơ chế, chính sách đã từng bước được hoàn thiện, bổ sung tập trung thúc đẩy phát triển nông nghiệp, hạ tầng giao thông, phát triển đô thị ổn định dân cư, lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều đề án, quy hoạch phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu như phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2018-2020 để đầu tư xây dựng bổ sung các cụm, tuyến dân cư, đắp bờ bao khu dân cư có sẵn cho 8 tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.

Hiện, các cơ quan liên quan đang nghiên cứu xây dựng và sẽ tiếp tục ban hành một số cơ chế, chính sách như: Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH gắn với xây dựng nông thôn mới vùng ĐBSCL; cơ chế chính sách tập trung, tích tụ đất đai phục vụ sản xuất quy mô lớn; chính sách quản lý tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; Nghị định của Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, công tác điều tra cơ bản, quan trắc cũng được tăng cường; số liệu, dữ liệu liên ngành được thiết lập, cập nhật và hệ thống hóa

Hiện, đã rà soát số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường, cập nhật dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn và bùn cát vùng ĐBSCL, dữ liệu về tài nguyên nước. Trạm vùng quan trắc môi trường Tây Nam Bộ đã hoàn thành; đang khẩn trương xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu vùng ĐBSCL làm cơ sở cho việc tích hợp dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương. Hoàn thành điều tra, cập nhật dữ liệu tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học khu vực bán đảo Cà Mau năm 2018, hiện đang tiến hành đối với khu vực tứ giác Long Xuyên năm 2019. Hoàn thành Dự án Điều tra, đánh giá hiện trạng dự báo tai biến xói, sạt lở phục vụ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường dải ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang.

Đặc biệt, nhiệm vụ quan trọng là kết nối liên vùng đang được tập trung triển khai. Trong đó, các bộ, ngành khẩn trương xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với BĐKH; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH: tài nguyên nước, thủy lợi, xây dựng, giao thông, bảo tồn đa dạng sinh học...; đề án kết nối mạng giao thông các tỉnh ĐBSCL.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng

Theo Bộ NN&PTNT, cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL đang được chuyển dịch, nhiều ngành hàng, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, trái cây, giảm lúa; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chuyên canh nông sản chủ lực (tôm, cá tra, lúa gạo, trái cây) gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị nông sản. Nhờ đó, trong năm 2018, sản lượng tôm đạt 0,623 triệu tấn, chiếm 70% sản lượng cả nước; sản lượng cá tra 1,41 triệu tấn, chiếm 95%; sản lượng trái cây 4,3 triệu tấn, chiếm 60%, sản lượng lúa 24,5 triệu tấn, chiếm 56% sản lượng cả nước. Kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ lực (gạo, cá tra, tôm, trái cây) đạt 8,43 tỷ USD, chiếm 73,34% kim ngạch xuất khẩu các nông sản chủ lực này của cả nước.

Nhiều địa phương đã chủ động triển khai một số mô hình kinh tế phù hợp với tự nhiên, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với BĐKH như mô hình nuôi tôm bền vững; chọn tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng; nâng cao chất lượng giống; mô hình “Sinh kế thích ứng với BĐKH”, “Nước sạch và môi trường” của tỉnh Sóc Trăng; mô hình tòa nhà công sở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Vĩnh Long…

Để phát triển bền vững ĐBSCL, vấn đề cơ sở hạ tầng cũng đặc biệt được quan tâm đầu tư, xây dựng; từ đó tăng cường kết nối liên vùng, phát huy lợi thế giao thông đường thủy.

Đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm, Chính phủ đã bố trí 2.186 tỷ cho dự án Trung Lương-Mỹ Thuận để hoàn thành kết nối thông tuyến vào năm 2020; nâng cấp cải tạo Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B; đường Nam Sông Hậu; dự án cầu Vàm Cống...; ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các dự án giao thông thủy quan trọng có tính kết nối liên vùng như dự án luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu, cảng Cái Cui, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ - khu bến Hoàng Diệu…

Nguồn tham khảo bài viết: https://wikibatdongsan.com/1-bath-th...-bath-vnd.html