Bạn biết đấy, cây cối trên đời này không chỉ an nhiên hưởng thái bình, mà còn có cả những loài thực vật biết ăn thịt nữa. Trong số đó, loài cây săn mồi lớn nhất chính là cây nắp ấm Nepenthes rajah.

Đây là loài cây bản địa của vùng núi Kinabalu, gần Borneo (Malaysia). Trông chúng giống như những cây dứa khổng lồ, với chiều cao lên tới 2,5m. Trên thân cây lại mọc ra những búp có dạng như ấm nước, chỉ có điều lại là những cái bẫy đầy chết chóc.

Ấm của chúng chỉ dài khoảng 41cm, nhưng chứa được đến gần 4l dịch tiêu hóa. Theo như khoa học ghi nhận, chúng thường săn côn trùng (ruồi, kiến, nhện...), và cũng có thể tiêu hóa cả những con chuột khá "bự".

Nhưng cuộc đời của cây nắp ấm không chỉ toàn màu hồng. Một ngày nọ, giới khoa học đã thảng thốt khi nhận ra rằng loài cây này còn tự biến mình thành... toilet công cộng dành cho một loài chuột bản địa có tên Tupaia montana - vốn cũng là con mồi của chúng.


Cấu tạo chết chóc của những chiếc nắp ấm bỗng dưng trở thành... bệ ngồi toilet với thiết kế hoàn hảo dành cho chuột. Chúng ngang nhiên ngồi vào, thư thái trút bầu tâm sự, rồi bỏ đi và để lại một cái ấm đấy nước thải.

Dù vậy thì mới đây, các nhà khoa học cuối cùng đã hiểu được nguyên nhân cho bi kịch cuộc đời của cây nắp ấm. Hóa ra đó là cơ chế tiến hóa của loài cây này. Chúng đã tự biến mình thành toilet cho loài chuột, rồi sống dựa vào việc tiêu hóa phân và nước tiểu của loài vật này.


Theo Chris Thorogood - chuyên gia sinh học tại ĐH Oxford, cây nắp ấm vốn là một đối tượng nghiên cứu rất thú vị. Chúng có thể tiết ra gần 4l dịch tiêu hóa, đồng thời liên tục sản sinh ra mật với số lượng cực lớn. Thorogood cho biết phải mất đến 150 năm, khoa học mới hiểu được mục đích thực sự của số mật này. Tag: Cong ty diet con trung

Chúng được dùng để thu hút chuột, dụ dỗ chúng đến để ăn và "giải quyết" ngay vào cái ấm.

Trên thực tế, những cây nắp ấm N. rajahis trong nghiên cứu này sinh trưởng ở một vùng rất hiếm muỗi, và vì thế chúng buộc phải theo con đường tiến hóa hết sức mất vệ sinh kể trên. Số lượng mật được tạo ra nhiều là để dụ dỗ lũ chuột ở lại lâu hơn, và làm tăng cơ hội "đi vệ sinh" của lũ này.

Ngoài ra, thiết kế của cái nắp ấm tạo điều kiện cho phân chuột rơi thẳng xuống đáy, nơi chứa nhiều dịch tiêu hóa nhất và giải quyết chúng một cách nhanh chóng.

Cũng theo Thorogood, cơ chế tiến hóa của cây nắp ấm thực chất cũng không quá lạ. Một loài cây bắt ruồi khác là N. hemsleyana cũng có mối quan hệ tương tự với dơi. Chúng tạo ra nơi trú ẩn cho dơi, đổi lại lũ dơi sẽ... thải ra đồ ăn cho cây.

Nói về loài chuột Tupaia montana trên, chúng cũng sử dụng một vài loài cây săn mồi khác như N. lowii và N. macrophylla như những toilet công cộng. Nhưng trong số này, chỉ có N. lowii là loài cây mất đi khả năng săn mồi. Còn cây nắp ấm khổng lồ của chúng ta và N. macrophylla thì sống dựa cả vào cả 2 nguồn dinh dưỡng: bắt mồi và phân chuột. Tag: Dich vu diet con trung

"Những cây nắp ấm này đã tiến hóa để trữ được lượng nước nhiều hơn" - Thorogood cho biết.

Nghe thì có vẻ bi kịch, nhưng các nhà khoa học cho biết phân chuột cũng không đến nỗi quá tệ. Chúng chứa một lượng dinh dưỡng không nhỏ, lại mang theo nitrogen và phốt-pho rất tốt cho cây. Vậy nên đó là cơ chế tiến hóa theo dạng đôi bên cùng có lợi.

Dù vậy, vẫn còn một số câu hỏi cần làm rõ. Chẳng hạn, lũ chuột làm sao để biết cây nắp ấm đã sẵn sàng để "ăn"? Trả lời cho câu hỏi này, giả thuyết được đặt ra là cây sẽ có cách báo hiệu riêng. Chẳng hạn như cây N. lowii có thể biến bề mặt lá trở thành màu tím thẫm và cứng cám hơn, báo hiệu cho chuột biết thời điểm cần "trút bầu tâm sự". Tag: Cong ty diet muoi

Nguồn: khoahoc.tv/bi-kich-cuoc-doi-cay-an-thit-lon-nhat-the-gioi-tu-than-lai-tro-thanh-toilet-cong-cong-99166