Theo một số ngư dân lớn tuổi nhớ lại thì cách câu cá này được sáng tạo sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Khi đó, ngư dân quá nghèo đói và không đủ tiền mua tàu đánh bắt cá nên họ đã nghĩ ra loại hình câu cá đặc biệt này. Được biết, các cọc này thường có chiều cao khoảng 2m, ngư dân ngồi trên thanh chéo được gắn liền với cọc thẳng đứng cắm vào rạn san hô hoặc bãi cát gần bờ. Họ giữ một tay với cọc, tay còn lại dùng để cầm cần câu câu cá. Truyền thống câu cá này được truyền từ cha sang con, từ đời này sang đời khác cùng với các kỹ năng ưu việt của mỗi gia đình.



Được biết, cá câu được có rất nhiều loại, nhưng nhiều nhất là cá trích và cá thu. Cá sau khi bắt được sẽ được để vào một túi nhựa buộc quanh thắt lưng của những ngư dân hay quanh cọc. Sau hàng giờ ngồi câu dưới cái nắng chói chang, những con cá bắt được có thể đem bán hoặc dùng làm bữa tối.

Năm 2004, một trận sóng thần đã tàn phá vùng biển của Sri Lanka, khiến cho nghề câu cá độc đáo này bị ảnh hưởng nặng nề. Với mục đích gìn giữ một nét đời sống văn hóa đặc sắc của người dân cũng như muốn tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây, chính phủ Sri Lanka đã đi đầu trong việc thúc đẩy quảng bá cách câu cá trên cọc truyền thống của các chương trình du lịch.

Nếu chỉ có gần 450.000 lượt khách du lịch thăm Sri Lanka vào năm 2009, thì đến năm 2017, số lượng khách du lịch đến với quốc đảo ở Ấn Độ Dương đã là trên 2,1 triệu lượt người. Đây sẽ là “mỏ vàng” cho Sri Lanka đưa hình ảnh những người ngư dân gắn bó với nghề câu cá trên cọc ra với bạn bè quốc tế trong thời gian tới.

Xem thêm: Đặt vé máy bay giá rẻ nhất tại Jetstar Airline